Tham dự Hội nghị về quyền con người, tham quan Viện nghiên cứu về quyền con người và Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)
từ ngày 12/12/2022 đến ngày 18/12/2022 tại Bangkok, Vương quốc Thái Lan

 

1. Tham dự Hội nghị về quyền con người tại Trường Đại học Chulalongkorn

 
 


Tại Trường đại học Chulalongkorn, sinh viên được hướng dẫn đi đến nơi tổ chức hội nghị. Đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm ngày Tuyên ngôn về quyền con người của ASEAN ra đời. AHRD - Tuyên ngôn về quyền con người của ASEAN (ASEAN Human right Declaration) là văn bản tuyên bố chung về quyền con người của các nước ASEAN trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia vào ngày 18 tháng 11 năm 2012 với sự chấp thuận và ký kết của lãnh đạo 10 nước thành viên ASEAN. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên của ASEAN nhằm tạo khuôn khổ chung cho tăng cường hợp tác ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực. Cụ thể Tuyên bố về quyền con người ASEAN khẳng định mọi công dân ASEAN có những quyền căn bản về dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. 

Lần lượt từng chuyên gia trong lĩnh vực quyền con người trình bày

 Đặc biệt hội nghị còn diễn ra phần trao giải cho các sinh viên tham dự cuộc thi viết về quyền con người và hòa bình ở các quốc gia trong khối ASEAN và các nước Đông Nam Á. Các thí sinh ở nhiều quốc gia khác nhau bắt đầu trình bày bài thi đã đạt giải của mình. 


Sinh viên tiếp tục dõi theo phần trình bày và thảo luận của các chuyên gia về chủ đề “AHRD: Towards better protection of human rights in ASEAN” (Tuyên ngôn về quyền con người của Đông Nam Á: Hướng đến sự bảo vệ quyền con người tốt hơn trong ASEAN) 

 Sinh viên chụp ảnh kỷ niệm cùng Ban tổ chức hội nghị.

 

Một số hình ảnh khác trong chuyến tham quan Trường Đại học Chulalongkorn

 

 2. Tham quan Viện nghiên cứu về quyền con người và hòa bình tại Trường Đại học Mahidol 

 
Tại Viện nghiên cứu về quyền con người và hoà bình, các sinh viên trường Đại học Cần Thơ đã có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với Tiến sĩ Vachararutai Boontinand (phụ trách Trung tâm nghiên cứu về quyền con người và hòa bình) và Ông Joel Mark Baysa Barredo (cán bộ phụ trách dự án SHAPE-SEA thúc đẩy giáo dục về quyền con người tại ASEAN). Đây là cơ hội để các bạn sinh viên hiểu nhiều hơn về quyền con người, các vấn nạn đang diễn ra xung quanh như kết hôn đồng giới, trẻ em vùng sâu vùng xa không được đến trường,… Đặc biệt, đây là cơ hội để các bạn sinh viên Trường Đại học Cần thơ biết đến chương trình SHAPE-SEA - Chương trình tăng cường nghiên cứu và giáo dục về hòa bình và quyền con người trong ASEAN/SEA hay SHAPE SEA được tài trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) và Trung tâm về quyền con người Na Uy, Trường Đại học Oslo. 

 Hoạt động tham quan các khoa của Trường Đại học Mahidol bằng phương tiện xe điện. Tại đây, các bạn sinh viên sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu khái quát về Trường Đại học Mahidol, lịch sử hình thành, quá trình phát triển, nguồn trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại của các khoa…

3. Tham quan Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP)
Tham quan trụ sở UNDP (United Nations Development Programme) và trao đổi cùng Ông Nicholas Booth (cán bộ phụ trách về quản trị, quyền con người và tiếp cận tư pháp, Trung tâm Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNDP tại Bangkok, Thái Lan)

Ông Nicholas đã chia sẻ sơ bộ về Mục tiêu phát triển bền vững (Sustainable Development Goals – SDG), trình bày về những vấn đề về thế giới đang phải đối mặt, ví dụ như: ô nhiễm môi trường, nạn đói, xung đột tôn giáo, biến đổi khí hậu, khủng bố,... UNDP giúp xây dựng chính sách, tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác, năng lực thể chế, và xây dựng khả năng chống chịu để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và cùng với các quốc gia đối mặt và giải quyết những vấn đề trên và đề cập về kế hoạch cho sự phát triển bền vững 2030. 

 Hình ảnh về 17 mục tiêu phát triển bền vững của UNDP

 Ông Nicholas cũng chia sẻ thêm rằng, tương tự với nhiều nơi trên thế giới, thậm chí ở Việt Nam, con người vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Trong một số trường hợp, người dân chỉ vì nghèo đói, không có quyền lực, không tạo sự ảnh hưởng lớn nên dẫn đến việc bị phân biệt đối xử, nữ giới là đối tượng bị phân biệt đối xử khi so sánh với nam giới khi họ thuộc cộng đồng LGBTI+, mắc phải HIV, AIDS,... hay một nhóm nhỏ công nhân không đến từ thành phố nơi họ làm việc nên bị phân biệt đối xử,... Một trong những mục đích của pháp luật, đặc biệt được đề cập trong Hiến pháp, của các nước bao gồm Việt Nam, là ủng hộ sự bình đẳng. Và pháp luật chính là công cụ để quản lý xã hội, duy trì sự bình đẳng đó. Với tư cách của những người hành nghề về luật, những công dân có trách nhiệm với xã hội, nên quan tâm về vấn đề sức mạnh, vai trò của pháp luật tác động đến sự bình đẳng của xã hội, giúp đỡ những người khó khăn không thể chi trả cho dịch vụ pháp lý, khiến pháp luật thật sự đem lại tác dụng cho họ. Vì vậy, việc các quốc gia ban hành pháp luật, tuyên truyền pháp luật để người dân nâng cao ý thức và tuân thủ theo là điều cần thiết, nhưng quan trọng hơn hết người dân phải nắm rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trên cơ sở của luật từ đó có thể bảo vệ cho chính bản thân họ và những người xung quanh. 

  Cuối cùng của buổi gặp mặt này, nhóm sinh viên trao đổi được tham quan trụ sở UNDP khu vực châu Á – Thái Bình Dương; được tham quan nơi làm việc của nhân viên, không gian trưng bày hình ảnh của các vị Thư ký Liên Hợp Quốc qua các nhiệm kỳ và một số khu vực khác tại trụ sở


Nhóm sinh viên trao đổi Bangkok - Thái Lan 2022 thực hiện

Thông báo mới

Số lượt truy cập

1507375

KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: (84-292) 3832 569; Email: kl@ctu.edu.vn