1. Thông tin chung

 

Với tiền thân là Bộ môn Luật Thương mại thuộc Khoa Luật đã hoạt động hơn 20 năm, Bộ môn Luật Kinh tế được chính thức công nhận theo Nghị quyết số 108/NQ-HĐT của Hội đồng Trường - Trường Đại học Cần Thơ vào ngày 19 tháng 7 năm 2023. Bộ môn Luật Kinh tế có nhiệm vụ đào tạo trình độ đại học ngành Luật kinh tế nhằm cung cấp đội ngũ cử nhân có kiến thức chuyên môn, kỹ năng vững vàng, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, của đất nước trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Bộ môn phụ trách quản lý ngành Luật kinh tế trình độ thạc sĩ với hai chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và ứng dụng nhằm đáp ứng linh hoạt với nhu cầu xã hội, phù hợp với các mục tiêu phát triển và hội nhập của khu vực.

  1. Cơ cấu tổ chức

Giảng viên cơ hữu của Bộ môn gồm 23 nhân sự, trong đó có 03 tiến sĩ, 06 thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh và 14 thạc sĩ. Trung tâm thực hành pháp luật trực thuộc Bộ môn có chức năng quản lý học phần thực hành nghề luật và đạo đức nghề luật, giới thiệu sinh viên thực tập tại các cơ sở thực hành pháp luật ở địa phương.

Quản lý Bộ môn:

  1. TS. Dương Văn Học – Trưởng Bộ môn

       ThS. Bùi Thị Mỹ Hương – Phó trưởng Bộ môn

Giám đốc Trung tâm thực hành pháp luật:

       ThS.GVC. Lê Huỳnh Phương Chinh

Thư ký Trưởng Bộ môn:

        ThS. Trần Thị Ngọc Hân

  1. Đào tạo đại học

Để trở thành sinh viên ngành Luật kinh tế của Khoa Luật - Trường Đại học Cần Thơ thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng với các phương thức tuyển sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài kiến thức chung cho tất cả các ngành luật, sinh viên theo học ngành Luật kinh tế sẽ được đào tạo chuyên sâu về các lĩnh vực của pháp luật kinh tế trong nước và quốc tế. Nội dung đào tạo tập trung vào các môn học chủ chốt như pháp luật thương mại (các loại hình doanh nghiệp, hoạt động thương mại, thủ tục thành lập và phá sản doanh nghiệp), pháp luật cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, pháp luật thương mại điện tử, pháp luật về xuất nhập khẩu, luật thương mại quốc tế, luật thuế quốc tế v.v… và các môn kỹ năng như kỹ thuật soạn thảo hợp đồng thương mại hay thực hành nghề luật.

Cử nhân Luật ngành Luật kinh tế có khả năng công tác ở các vị trí việc làm sau:

  • Chuyên viên về pháp luật kinh tế tại các tập đoàn, tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng, các văn phòng, công ty trong lĩnh vực pháp luật, các cơ quan pháp luật, cơ quan tư pháp ở trung ương, các cơ quan nhà nước khác ở trung ương, các cơ quan nhà nước địa phương, tổ chức chính trị, chính trị xã hội;
  • Thư ký, chuyên viên hành chính - nhân sự trong các tổ chức kinh tế;
  • Nghiên cứu viên về pháp luật;
  • Tư vấn viên về pháp luật;
  • Hòa giải viên, Trọng tài viên, Quản tài viên, Trợ giúp viên pháp lý;

Các chức danh tư pháp (sau khi hoàn thành thêm các chứng chỉ theo từng ngành, nghề).

  1. Đào tạo sau đại học

Bộ môn phụ trách quản lý ngành Luật kinh tế trình độ thạc sĩ được đào tạo tại Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ nhằm đáp ứng nhu cầu nhân sự bậc cao có chuyên môn sâu và kỹ năng pháp lý thuần thục trong các lĩnh vực của nền kinh tế. Chương trình đào tạo thạc sĩ với hai định hướng nghiên cứu và ứng dụng nhằm đáp ứng linh hoạt với nhu cầu xã hội, phù hợp với các mục tiêu phát triển của khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế. Học viên sẽ được nghiên cứu chuyên sâu các lĩnh vực chuyên môn của ngành Luật kinh tế như pháp luật đất đai trong kinh doanh, quyền sở hữu tài sản trong kinh doanh, giao kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh, pháp luật ngân hàng chuyên sâu, pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, luật thương mại quốc tế công nâng cao, pháp luật về đầu tư quốc tế…

  1. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một trong hai chức năng chuyên môn quan trọng của Bộ môn, giảng viên Bộ môn tham gia nghiên cứu và xuất bản đa dạng ở các lĩnh vực của pháp luật kinh tế như quản trị doanh nghiệp, kinh doanh – thương mại, tài chính – ngân hàng, lao động, thương mại quốc tế… Những năm gần đây Bộ môn bắt đầu có  một số nghiên cứu được xuất bản ở tạp chí quốc tế uy tín nằm trong danh mục SCOPUS/WoS như Manchester Journal of International Economic Law, Russian Law Journal, Lex Portus…

  1. Hoạt động học thuật của sinh viên

Sinh viên ngành Luật kinh tế luôn là nòng cốt đại diện cho Khoa Luật tham gia các cuộc thi/ hội nghị trong nước và quốc tế, với một số thành tích nổi bật như cuộc thi V-Med 2022 (đạt giải Nhất), cuộc thi Vmoot 2022 (đạt giải Nhì), cuộc thi Law Conquerors (đạt giải Nhì), cuộc thi V-Med 2023 (giải Nhất và giải Ba)…

  1. Học phần phụ trách

Bộ môn Luật Kinh tế phụ trách giảng dạy 34 học phần trong chương trình đào tạo đại học Luật (chuyên ngành Luật hành chính và Luật tư pháp) và Luật kinh tế, được chia làm các nhóm học phần như sau:

Nhóm pháp luật thương mại – doanh nghiệp

  1. KL214 (Pháp luật về thương nhân – Law on Traders)
  2. KL215 (Luật thương mại – Commercial law)
  3. KL230 (Luật tố tụng thương mại và phá sản – Law on commercial dispute resolution and insolvency)
  4. KL414E (Chuyên đề pháp luật thương mại và tố tụng thương mại – Thematic on commercial law and commercial proceedings)
  5. KL384 (Luật kinh doanh bất động sản – Law on commercial real estates)
  6. KL393 (Pháp luật về đầu tư - Law on investments)
  7. KL215 (Pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Law on Competition anh Protection of Consumers rights)
  8. KL396 (Pháp luật về thương mại điện tử - E- commercial law)
  9. KL392E (Pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu – Law on export and import)
  10. KL427 (Pháp luật về hợp đồng trong thương mại – Business law: Contracts)
  11. KL428E (Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm – Law on insurance business)
  12. KL424 (Luật thương mại chuyên sâu – Intensive Commercial law)
  13. KL234E (Pháp luật về kinh doanh dịch vụ Logisticst - Law on logistics service business)

Nhóm pháp luật tài chính

  1. KL228 (Luật ngân sách nhà nước – Public Finalcial law)
  2. KL219 (Luật thuế - Tax law)
  3. KL388 (Luật ngân hàng – Law of banking)
  4. KL391E (Pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán - Securities law)
  5. KL395E (Luật thuế quốc tế - International Tax law)

Nhóm pháp luật lao động – môi trường

  1. KL213 (Luật môi trường – Environmental law)
  2. KL123 (Luật lao động – Labour Law)
  3. KL322 (Luật lao động 1 - Labour law 1)
  4. KL218 (Luật lao động 2 - Labour law 2)
  5. KL380E (Luật an sinh xã hội – Social security law)

Nhóm pháp luật quốc tế

  1. KL105 (Luật so sánh – Camparative law)
  2. KL375 (Công pháp quốc tế - Public International law)
  3. Kl376 (Tư pháp quốc tế – Private international law)
  4. KL331 (Tư pháp quốc tế 1 – Private International law 1)
  5. KL332 (Tư pháp quốc tế 2 – Private International law 2)
  6. KL333 (Luật thương mại quốc tế - International commercial law)
  7. KL232 (Luật thương mại quốc tế tư - International Business law)
  8. KL217 (Luật thương mại quốc tế công – International trade law)
  9. KL425E (Pháp luật về các hiệp định thương mại – Law on trade agreements)

Nhóm kỹ năng pháp lý

  1. KL406 (Thực hành nghề Luật – Clinical legal education course)
  2. KL221 (Kỹ thuật soạn thảo hợp đồng thương mại – Skills for draft of commercial contracts)

 

Số lượt truy cập

1768865

KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: (84-292) 3832 569; Email: kl@ctu.edu.vn