I. GIỚI THIỆU BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP

Bộ môn Luật Tư pháp là một trong ba Bộ môn trực thuộc Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ, được thành lập từ tháng 02 năm 2000 cùng với sự thành lập Khoa. Qua hơn 23 năm hình thành và phát triển, Bộ môn đã có sự lớn mạnh cả về lực lượng, trình độ của đội ngũ giảng viên lẫn chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Bộ môn chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ giảng dạy của những học phần được giao trong các Chương trình đào tạo của Khoa. Ngoài ra, Bộ môn có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện nội dung học phần; tổ chức biên soạn giáo trình, phát triển tài liệu tham khảo phù hợp với nội dung học phần được giao; nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy. Bộ môn trực tiếp phân công và giám sát giảng viên trong hoạt động giảng dạy và đánh giá học phần.
Đối với các công tác khác, Bộ môn triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học; xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Bộ môn; tổ chức đánh giá công tác quản lý, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ của cá nhân, của Bộ môn hàng năm theo yêu cầu của Khoa và Trường.


II. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
Bộ môn Luật Tư pháp có 20 Giảng viên với trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ. Cụ thể như sau: 

1   TS. Nguyễn Phan Khôi
Trưởng Bộ môn - Bí thư Chi bộ Bộ môn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật học
Lý lịch khoa học
2   NCS. ThS. GVC. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền
Phó trưởng Bộ môn – Chủ tịch Công đoàn Khoa
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật kinh tế
Lý lịch khoa học
3   NCS. ThS. GVC. Tăng Thanh Phương
Phó trưởng Bộ môn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật tư
Lý lịch khoa học
4   TS. GVC. Phạm Văn Beo
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật hình sự
Lý lịch khoa học
5   Ths. Thân Thị Ngọc Bích
Thư ký Trưởng Bộ môn – Tổ phó Tổ công đoàn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Lý lịch khoa học
6   NCS. ThS. GVC. Trần Hồng Ca
Bí thư Chi bộ Sinh viên
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật kinh tế
Lý lịch khoa học
7   ThS. Mạc Giáng Châu
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng Tư pháp
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật kinh tế, Luật công
Lý lịch khoa học
8   TS. Huỳnh Thị Trúc Giang
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật học
Lý lịch khoa học
9   NCS. ThS. GVC. Nguyễn Chí Hiếu
Ủy viên BCH Công đoàn Khoa
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật kinh tế
Lý lịch khoa học
10   ThS. Trương Thanh Hùng
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật hình sự
Lý lịch khoa học
11   ThS. Nguyễn Thu Hương
Tổ trưởng Tổ công đoàn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Lý lịch khoa học
12   NCS. ThS. Nguyễn Văn Khuê
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật tư
Lý lịch khoa học
13   TS. Nguyễn Thị Mỹ Linh
Giám đốc Trung tâm Luật so sánh - Phó bí thư Chi bộ Bộ môn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật học
Lý lịch khoa học
14   NCS. ThS. Trần Thị Cẩm Nhung
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Lý lịch khoa học
15   NCS. ThS. GVC. Trần Khắc Qui
Chi ủy viên Chi bộ Bộ môn
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Lý lịch khoa học
16   ThS. Lê Quỳnh Phương Thanh
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Lý lịch khoa học
17   ThS. Nguyễn Vĩnh Thịnh
Email:
Chuyên môn được đào tạo: Luật kinh tế
Lý lịch khoa học
18   TS. GVC. Nguyễn Thanh Thư
Phó Chủ tịch Công đoàn Khoa
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Lý lịch khoa học
19   ThS. Cao Thanh Thùy
Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng Tư pháp
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật kinh tế
Lý lịch khoa học
20   NCS. ThS. Nguyễn Văn Tròn
Ủy viên Ban chấp hành Công đoàn Khoa
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Chuyên môn được đào tạo: Luật kinh tế
Lý lịch khoa học

III. CHỨC NĂNG ĐÀO TẠO
Bộ môn chịu trách nhiệm đào tạo đối với chuyên ngành cử nhân Luật Tư pháp (Judicial Law), Luật hành chính (Administrative Law) Luật Kinh tế (Economic Law) ở tất cả các hệ Chính quy, Vừa làm vừa học và Từ xa với các nhiệm vụ cụ thể là xây dựng Chương trình đào tạo, xây dựng Đề cương chi tiết học phần, phân công giảng dạy, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy.
Cử nhân Luật chuyên ngành Luật Tư pháp được trang bị các kiến thức sâu, rộng về lĩnh vực tư pháp và có khả năng thích ứng cao với quá trình chuyển biến của xã hội. Cụ thể, chương trình trang bị cho người học kiến thức lý luận, quy định và thực tiễn pháp lý cùng với các kiến thức bổ trợ về văn hóa, xã hội, chính trị…. Song song đó, người học được thực hành, rèn luyện các kỹ năng hành nghề luật, dẫn dắt và khởi nghiệp. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, Cử nhân Luật chuyên ngành Luật tư pháp là người có tư duy độc lập trong học tập và làm việc, có khả năng tự cập nhật và thích ứng với sự vận động của chính sách, pháp luật.
Các học phần được giảng dạy cho sinh viên luật chuyên ngành Luật Tư pháp chủ yếu tập trung vào 02 nhóm: dân sự - tố tụng dân sự và hình sự - tố tụng hình sự. Bên cạnh đó, sinh viên chuyên ngành Luật Tư pháp còn được trang bị thêm khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành và một số kiến thức thuộc lĩnh vực pháp luật khác như pháp luật hành chính – hiến pháp, pháp luật kinh tế, pháp luật quốc tế,...
1. Luật Hình sự: Những vấn đề lý luận về tội phạm
Họ phần này giúp cho người học nắm được Luật hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về tội phạm và hình phạt. Nội dung chủ yếu của học phần: nghiên cứu khái niệm chung và chủ thể của Luật Hình sự. Người học được nghiên cứu những kiến thức chung về tội phạm và hình phạt.
2. Luật Hình sự: Những vấn đề lý luận về hình phạt
Học phần này giúp cho người học nắm được kiến thức về các trường hợp phạm tội phức tạp như do được thực hiện bởi nhiều người, những trường hợp được xem là loại trừ tính chất phạm tội. Đặc biệt, môn học này cung cấp cho người học những kiến thức về hình phạt - một trong những biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội. Ngoài ra, học phần này còn giúp người học nắm được các kiến thức về quyết định hình phạt, những trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự, giảm hình phạt, các trường hợp miễn chấp hành hình phạt… Sau cùng, học phần cung cấp cho người học những quy định đặc thù về người dưới 18 tuổi phạm tội.
3. Luật Hình sự: Định tội và định khung hình phạt
Ở học phần này, người học sẽ được trang bị các được kiến thức lý luận về việc xác định tội danh và ý nghĩa của việc xác định tội danh.
4. Luật Hình sự quốc tế
Học phần này giúp cho người học nắm được các kiến thức chuyên sâu về các chế định của luật hình sự quốc tế.
4. Tội Phạm học
Giúp người học luật nhận thức được đặc điểm tình hình tội phạm, các nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm, nhận biết các đặc điểm nhân thân người phạm tội, tìm hiểu các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung và các loại tội phạm nói riêng. Với những kiến thức này, sau khi ra trường sinh viên có thể vận dụng để phân tích, đánh giá tình hình tội phạm, đấu tranh phòng và chống các loại tội phạm và tội phạm cụ thể.
5. Luật Dân sự: Tài sản, quyền sở hữu và thừa kế
Sau khi học xong học phần này, người học sẽ có những kiến thức cơ bản về Luật dân sự Việt Nam nói chung, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể và các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Đồng thời người học còn hiểu biết các vấn đề liên quan đến tài sản và quyền sở hữu đối với tài sản. Đặc biệt, có kiến thức pháp lý về các vấn đề trong quan hệ thừa kế đang được quan tâm hiện nay.
6. Luật Dân sự: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
Giúp người học tiếp thu được những kiến thức cơ bản về việc xác lập nghĩa vụ trong giao dịch dân sự cũng như các sự kiện pháp lý xảy ra trong cuộc sống. Hơn nữa, với kiến thức này sẽ tạo thuận lợi cho người học tiếp thu các môn học trong các học phần khác như: Trách nhiệm dân sự, Bảo đảm nghĩa vụ, Hợp đồng thông dụng…
7. Pháp luật về quan hệ hôn nhân và gia đình
Qua nội dung học phần này, người học sẽ nắm được một số vấn đề cơ bản về Hôn nhân và Gia đình như điều kiện kết hôn, các mối quan hệ gia đình, vấn đề ly hôn và cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình.
8. Những vấn đề lý luận chung về Luật Tố tụng hình sự
Trang bị cho người học kiến thức tổng quát có hệ thống về những vấn đề chung của luật tố tụng hình sự Việt Nam, phân biệt và xác định rõ mối quan hệ giữa luật hình sự và luật tố tụng hình sự: tìm hiểu khái niệm, nhiệm vụ và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng và mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, của các cơ quan, tổ chức và công dân; tìm hiểu lý luận và thực tiễn về chứng cứ cũng như các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
9. Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự
Cung cấp cho người học những kiến thức về trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành; giúp người học hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của từng giai đoạn tố tụng là nhằm góp phần ngăn ngừa tội phạm, phát hiện nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
10. Những vấn đề lý luận chung về Luật Tố tụng dân sự
Học phần Luật Tố tụng dân sự sẽ giúp người học củng cố kiến thức các môn chuyên ngành và có thể vận dụng tốt vào các ngành nghề như: Luật sư; Tòa án; Viện kiểm sát; Thi hành án và tham gia các vụ kiện dân sự.
11. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự
Nội dung học phần, giúp người học nắm rõ hơn các quy định và trình tự thực hiện trong từng giai đoạn từ lúc khởi kiện, thụ lý cho đến khi xét xử và thi hành án dân sự, được giảng viên phụ trách tổ chức các phiên tòa giả định giải quyết vụ việc dân sự… từ đó có thể vận dụng thực hiện tại phiên tòa thực tế.
12. Bảo đảm nghĩa vụ
Cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong luật Việt Nam nói chung và các biện pháp bảo đảm cụ thể như bảo lãnh, cầm cố, thế chấp, bảo đảm bằng quyền sở hữu, bảo đảm bằng đặc quyền, ký cược, ký quỹ cũng như các kiến thức về đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm…
13. Pháp luật về sở hữu trí tuệ
Giúp cho người học hiểu được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ đối với các tổ chức, cá nhân và đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua việc tìm hiểu các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, người học sẽ có những hiểu biết chung nhất về các đối tượng của sở hữu trí tuệ, các quyền của các chủ thể, các quy trình và thủ tục đăng kí quyền sở hữu trí tuệ. Bước đầu giúp cho người học có ý thức trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình cũng như tôn trọng tài sản trí tuệ của người khác.
14. Các học phần khác
Ngoài các học phần chuyên ngành nêu trên, sinh viên chuyên ngành Luật Tư pháp đồng thời còn được cung cấp kiến thức của các học phần thuộc khối đại cương và cơ sở ngành, các học phần chuyên ngành tự chọn. Chẳng hạn như: Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Thương mại, Thuật ngữ pháp lý (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp), Luật dân sự La Mã, Luật Tài chính nhà nước, Luật Lao động, Luật Môi trường, Luật Đất đai, Luật Công pháp quốc tế, Luật Tư pháp quốc tế, Luật Thương mại quốc tế, Khoa học điều tra hình sự, Giám định pháp y.


IV. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Sau khi tốt nghiệp, Cử nhân luật chuyên ngành Luật Tư pháp có cơ hội làm việc tại các vị trí như:
- Chuyên viên tư vấn trong các Công ty luật; Chuyên viên pháp luật trong các doanh nghiệp;
- Thư ký, Thẩm phán Tòa án;
- Chuyên viên, Chấp hành viên thuộc Cơ quan thi hành án dân sự;
- Chuyên viên, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát;
- Luật sư, Công chứng viên;
- Giảng viên, giáo viên giảng dạy pháp luật trong các trường học.
- Chuyên viên thuộc Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp, các Sở, Phòng và tương đương;
- Chuyên viên thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Trọng tài viên tại các trung tâm trọng tài thương mại; v.v…


V. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO
1. Về nghiên cứu khoa học: Bộ môn xây dựng các định hướng nghiên cứu và phân công, khuyến khích và hỗ trợ giảng viên thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ dưới nhiều hình thức như: thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, đề tài của địa phương; viết và công bố các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế; tổ chức các hội thảo khoa học; xuất bản giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên khảo... Đặc biệt, các hoạt động khoa học của Bộ môn còn bao gồm cả hoạt động vừa mang tính chính trị vừa mang tính học thuật là góp ý xây dựng, hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
2. Về hỗ trợ tư vấn pháp luật: Bộ môn chịu trách nhiệm và phân công giảng viên tư vấn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tìm hiểu pháp luật về dân sự và tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, hình sự và tố tụng hình sự. Ngoài ra, Bộ môn còn phối hợp với Trung tâm Luật so sánh để tham gia tư vấn pháp luật thuộc chuyên ngành Luật Tư pháp.


VI. LIÊN HỆ
Address: Bộ môn Luật Tư pháp, Khoa Luật – Trường Đại học Cần Thơ, Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Phone: (84-292) 3832 569

Số lượt truy cập

1768860

KHOA LUẬT - ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Địa chỉ: Khu II, đường 3/2, p. Xuân Khánh, q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Số điện thoại: (84-292) 3832 569; Email: kl@ctu.edu.vn